Trị Bệnh Vẩy Nến bằng Châm Cứu

  • Khúc trì, Huyết hải, Túc tam lý, Nội quan, Thần môn, Tam âm giao, Phi dương. Ngày châm một lần, 15 ngày là một liệu trình (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).
  • Những huyệt thường được chọn để điều trị bệnh vảy nến là: Tỳ du, Phế du, Cách du, Huyết hải, Túc tam lý, Tam âm giao, Uỷ trung, Hợp cốc.

Tỳ du là du huyệt của tạng Tỳ, mà Tỳ làm chủ tứ chi là những vùng thường bị vẩy nến. Tỳ du có chức năng thúc đẩy sự tuần hoàn của khí huyết làm biến đổi sự khô ráo thành ẩm ướt. Phế du là du huyệt của tạng Phế, mà Phế chủ bì mao và có thể thanh nhiệt, khư phong. Cách du là huyệt hội của huyết. Huyết hải và Tam âm giao là những huyệt hoà huyết. Châm ba huyệt trên có thể thúc đẩy sự tuần hoàn và trừ đờm (thông kinh khư đờm). Uỷ trung là huyệt hợp của kinh Bàng quang. Châm huyệt này có thể thanh nhiệt tà trong tuần hoàn. Túc tam lý có thể tăng cường Vị khí và điều hoà Tỳ vị (ích khí hoà trung). Dương lăng tuyền là huyệt hợp của kinh đởm và có thể làm thông kinh và thải trừ thấp nhiệt (thông kinh, thanh nhiệt, trừ thấp). Châm Phong thị để trừ phong tà và thải nhiệt. Vì thế có thể làm giảm ngứa (khư phong, thanh nhiệt, chỉ dưỡng. Khi châm Khúc trì và Hợp cốc có thể khư biểu tà. Tất cả các huyệt kể trên có tác dụng như sau: thanh nhiệt, lương huyết, bổ khí huyết, nhuận táo, hành khí hoạt huyết, trục ứ, khư phong tà. Châm những huyệt này rất hữu dụng cho điều trị) (Tân Biên Trung Y Học Khái Yếu).

  • Huyết Hư Phong Táo: 1- Cách du, Đởm du. 2- Phong môn, Cách du, Đởm du 3- Phế du, Đởm du, Tỳ du. Dùng Bổ pháp.
  • Huyết Nhiệt Phong Táo: 1- Cách du, Thận du. 2- Phong môn, Can du, Thận du. 3- Tâm du, Can du, Thận du, dùng phép Tả. Hai ngày châm một lần. Vùng đầu mặt bệnh thêm Hợp cốc, Khúc trì, Chi câu, Khúc trì; Bệnh vùng Thận, bộ sinh dục thêm Tam âm giao, Huyết hải, Âm lăng tuyền. Da bị tổn thương rồi phát ra toàn thân thêm Đại chuỳ, Khúc trì, Huyết hải, Tam âm giao. Cấp tính châm tả, mạn tính châm bổ. Hai ngày một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
  • Đào đạo xuyên Thân trụ, Huyết hải, Túc tam lý, Khúc trì , lưu kim 30 phút, 2 ngày một lần (Bì Phu Bệnh Trung Y Chẩn Liệu Học).
  • Những huyệt chủ yếu là Tỳ du, Phế du, Cách du. Dựa theo vị trí thương tổn, những huyệt khác dọc theo đường đi của đường kinh có liên quan có thể được sử dụng. Thí dụ: Vùng thắt lưng và mặt sau cổ chọn huyệt Uỷ trung; Ở mặt chọn Hợp cốc; Vùng nách và hông sườn chọn Dương lăng tuyền; Ngực và bụng chọn Túc tam lý và Nội quan.

Các huyệt phối hợp cũng có thể được chọn ngoài đường đi của các đường kinh, như: Vùng đầu thêm Bá hội; Vùng chi trên thêm Khúc trì và Ngoại quan; Chi dưới thêm Huyết hải và Phong thị.

Cách châm: Châm một trong ba huyệt chủ yếu, luân phiên nhau trong mỗi lần điều trị cho đến khi chảy máu bằng cách véo da lên. Sau khi châm ra máu khoảng 10 - 15 phút, dùng phép giác thêm. Châm ra máu không nên sâu. Giác có thể gây chảy máu từ lỗ châm ở da.
Châm ra máu và giác một lần tương ứng ở mỗi bên cột sống. Trong suốt thời gian giác nên cố gắng tránh gây bỏng. Không châm ra máu cùng một lỗ châm khi châm những lúc khác nhau. Nếu huyệt nằm ở vùng da thương tổn, nên chọn những huyệt khác.
Ngày châm một lần. Sáu lần là một liệu trình. Nghỉ 2 ngày rồi tiếp tục liệu trình khác (Châm Cứu Lâm Chứng Thực Nghiệm).

  • Châm quanh hỗ bị bệnh và Hợp cốc, Liệt khuyết, Ngoại quan, Túc lâm khấp, Côn lôn, Trật biên. Mỗi lần châm 1~2 huyệt, chú trọng vào vùng mọc nhiều nhất. Cứu quanh chỗ đau và trên chỗ đau bằng hơ nóng hoặc cứu sáp (Châm cứu Thực Hành).

BACK